Tản mạn

tản mạn (1)

Thực ra mới rev xong về chuyện bí ẩn nên sẵn nói riêng về cái này, mình nghĩ, nhiều tác phẩm truyện, phim, manga ect… không phải cứ rút ra được một ý nghĩa, bài học, chân lý cao cả vĩ đại nào đó,  mới được xem là có giá trị, là đáng đọc. Cứ như trẻ em coi truyện cổ tích, nhiều khi thấy tình huống hay quá hay chuyện phép màu biến hoá hấp dẫn quá nên thích, chứ có hiểu truyện ngầm ý thể hiện khát vọng nhân dân rồi ước mơ công lý này nọ đâu. Truyện nhiều lúc, chỉ riêng khả năng diễn đạt, nội dung, nhân vật,  tình tiết của nó, là đủ để thu hút người xem đến tận kết thúc, bất kể cái truyện ấy ích lợi gì cho họ, đem lại tư tưởng nhận định bài học gì hay không. Mà, cả như thế đi chăng nữa, thì ai bảo nó không có giá trị, việc hấp dẫn một độc giả chịu theo dõi cho đến cuối cùng đã làm nên chính giá trị rồi. Nên, mình rất không bằng lòng chuyện sau mỗi đoạn trích hay tác phẩm nào đó học được, mỗi khi làm bài phân tích, cũng ít nhất phải có một câu thế này “Qua đó em thấy được…”, “Qua đó chúng ta rút ra rằng …”. Nhiều khi đón nhận một tác phẩm với tâm thế “coi coi có nhận được cái gì từ nó hay không”, ta hoá ra lại không nhận được gì. Cái “nhận-không nhận” đó, là tuỳ vào khả năng tiếp nhận của mỗi người, tuỳ vào chính vấn đề mà tác phẩm nói đến nữa, gần gũi hơn là, trúng tim đen thì thích, chệch thì ghét. Mà, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, nhiều khi xem xong chả rút riếc được gì cả, cứ như mấy sitcom của bạn Disney ế, mình nói thật chứ nó cứ hài hài tửng tửng nonsense vậy mà hay, mấy tập Hannah sau một hồi hài và tửng thì bạn Hannah quay ra đúc kết được gì đó, nhận ra gì đó, mình lại không ưa, chỉ thấy gượng ép. Vậy mà, có ai bảo mấy sitcom ấy dở nào, ý nghĩa của nó là không mang ý nghĩa nào cả.

Continue reading “tản mạn (1)”